thợ chống thấm mái tôn quận bình Thạnh LH 0982435377

Kinh nghiệm chống nóng và chống thấm dột cho nhà mái tôn

Trong thi công và sử dụng, nhà mái tôn có nhược điểm là nóng nực vào mùa hè và dễ bị thấm, dột hơn các vật liệu khác vào mùa mưa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng các bạn tất tần tật những bí quyết, kinh nghiệm chống nóng và chống thấm dột cho mái tôn hiện nay mà Gọi Thợ đã rút ra sau nhiều thời gian thi công.

1. Kinh nghiệm chống nóng cho nhà mái tôn:

a. Sử dụng sơn chống nóng:

Đây là một giải pháp phổ biến hiện nay. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần sơn 1 lớp chống nóng lên bề mặt mái tôn là xong. Nếu diện tích mái tôn lớn, nhà mái cao thì bạn nên tìm đến các dịch vụ Sơn ngoại thất để thi công được nhanh chóng, chất lượng và an toàn.

b. Lót tấm cách nhiệt:

Giải pháp lót tấm cách nhiệt khá tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Trên thị trường có đa dạng các loại tấm cách nhiệt với nhiều chất liệu khác nhau như xốp bọc 2 mặt bạc Virgin, mút xốp PE-OPP, v.v Lưu ý: Nếu gia đình đang xây nhà thì nên thi công chống nóng ngay từ đầu để tiết kiệm chi phí.

c. Thiết kế la phông trần thạch cao:

Thạch cao là vật liệu xây dựng đang rất được ưa chuộng hiện nay. Bởi khả năng chống nóng tốt cùng với tính thẩm mỹ cao. Nếu bạn không muốn chống nóng phía trên của mái tôn thì cũng có thể làm la phông trần thạch cao chống nóng, thi công lắp đặt ngay bên trong ngôi nhà. Chú ý là phải trần 2 lớp hoặc thả xốp để phát huy tối đa khả năng chống nóng của thạch cao nhé.

d. Sử dụng cành cây để lên mái tôn:

Đây là cách chống nóng cực đơn giản mà lại tốn ít chi phí nhất. Bạn chỉ cần tận dụng các cành cây, lá chuối tươi phủ lên mái tôn. Tuy nhiên, chú ý nho nhỏ là nên chọn cành lá cây nhẹ để không làm ảnh hưởng đến mái tôn; đồng thời dễ vận chuyển. Cành có nhiều lá, gỗ nhẹ thì càng tốt.

e. Phun nước lên mái tôn:

Nhiều gia đình lựa chọn cách chống nóng khác cho mái tôn là lắp đặt vòi phun nước tự động lên mái tôn vào các giờ nắng nóng cao điểm. Tuy vậy, cách làm này yêu cầu cao về độ tỉ mỉ trong  thi công lắp đặt đường ống và chi phí điện nước. Vì vậy, nếu chọn cách này bạn cần lên kế hoạch cẩn thận và thông minh nhất.

2. Cách khắc phục nhà mái tôn bị thấm dột mùa mưa bão:

Nhà mái tôn thường sẽ bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng; bị hỏng hóc, hư hại dưới sự tác động của thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam. Mái tôn thường xuất hiện rỉ sét lâu ngày; tạo thành vết nứt lớn hoặc gió bão tốc bay mái tôn khiến nước mưa thấm dột vào bên trong ngôi nhà. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như lao động và sản xuất.

Dưới đây là các trường hợp thấm dột và cách khắc phục:

a. Dột mái tôn ở vị trí nối máng thoát nước nhỏ và mái

Nguyên nhân: Dột từ các vị trí nối tôn, nhất là phía cuối máng thoát nước có độ dốc máng nhỏ; máng thoát nước bé; ống thoát nước nhỏ hoặc khoảng cách đặt ống nước quá xa nên lượng nước mưa thoát không kịp. Dẫn đến tràn ra ngoài, thấm qua các vị trí nối tôn.

Biện pháp khắc phục:

+ Bước 1: Xác định chiều rộng của mái tôn là bao nhiêu m2. Từ đó tính lượng nước mưa khi trời mưa xuống máng và ống thoát nước mới thoát được hết.

+ Bước 2: Máng tôn nhỏ thì thay bằng máng tôn to hơn, bổ sung hoặc thay ống thoát nước to hơn, dày hơn, chắc chắn hơn vào các vị trí cần thay lắp.

+ Bước 3: Bơm keo Silicon vào các vị trí nối máng; nối mái; cổ ống; đầu vít;….tránh cho nước mưa thấm qua.

b. Dột mái tôn ở các vị trí bị thủng tôn

Nguyên nhân: Dột từ các vị trí tôn bị thủng lỗ do lâu ngày gặp phản ứng điện hóa bị ăn mòn tôn. Hoặc cũng có thể là do sử dụng loại tôn kém chất lượng; khi gặp nắng nóng giãn ra, lạnh co đột ngột nên làm thủng lỗ trên mái càng lâu càng nhiều. Lưu ý nếu mái tôn thủng quá nhiều thì có thể phải thay tôn mới.

Biện pháp khắc phục: Nếu vị trí mái tôn bị thủng thì ta sửa như sau ( đường kính lỗ thủng ≤ 30 cm)

+ Bước 1: Xác định vị trí tôn bị thủng.

+ Bước 2: Cắt một miếng tôn to hơn vị trí thủng.

+ Bước 3: Dán hoặc bắt đè miếng tôn vừa cắt lên vị trí thủng.

+ Bước 4: Bơm keo Silicon lên các mép tiếp giáp xung quanh giữa miếng tôn dán và mái tôn được dán hoặc đầu vít tôn bị bắt đè lên.

c. Dột mái tôn ở vị trí mũ đinh bị rò nước hoặc bị bật mái

Nguyên nhân: Dột từ các mũ đinh: mái tôn thường xuyên tiếp xúc với nước mưa, lâu dần tại vị trí đinh ốc vít gắn trên mái bị ăn mòn gây tôn rỉ sét, mục ngày càng rộng ra. Khi có gió thổi mạnh các mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở gioăng sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ nước hoặc mái tôn bị lật lên.

Biện pháp khắc phục:

+ Bước 1: Chuẩn bị keo Silicon và súng bắn vít ( súng bắn Silicon; ốc vít, ….)

+ Bước 2: Bắn bổ sung vít vào các vị trí ốc vít bị han rỉ, hoặc bị bay mũ… nhằm đè, giữ tấm tôn xuống.

+ Bước 3: Bơm keo Silicon vào các đầu ốc vít bị han rỉ, vào các lỗ bắn ốc vít cũ. Đồng thời bơm keo lên các đầu ốc vít mới bắn bổ sung.

Lưu ý: Dù ở trường hợp nào thì trước khi tiến hành thi công, Gọi Thợ khuyên bạn nên tìm hiểu thật cẩn thận các nhu cầu của gia đình nhé. Ví dụ:

– Sử dụng tôn để cách nhiệt, chống nóng, tôn mát hay chống ồn,…?

– Chọn loại tôn nào phù hợp. Bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu các loại tôn hiện nay trên thị trường cũng như các ưu-nhược điểm của mỗi loại như: tôn chống nóng – tôn xốp Hoa sen, tôn cách nhiệt Phương Nam, tôn xốp olympic, tôn PU tôn xốp chống nóng, tôn lạnh Việt Nhật, tôn xốp Việt Nhật, tôn mát Việt Hàn; tôn xốp cách nhiệt, tôn mát Bắc Ninh,v.v

Trên đây là các lỗi thường gặp nhất và cách khắc phục đơn giản nhất đối với nhà mái tôn. Đừng quên Gọi Thợ luôn đồng hành cùng bạn trong mọi quy trình kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt, thay mới chuyên nghiệp và uy tín. Với đội ngũ thợ đông đảo, lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin mang lại cho bạn dịch vụ xử lý thấm dột nứt chất lượng tốt nhất với chi phí ưu đãi tối đa.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TÍN NGHĨA

Đ/C : 44B LÊ THỊ RIÊNG, PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN 12

VP : 232/21 CỘNG HÒA, PHƯỜNG 12, QUẬN TÂN BÌNH

MST : 0312748448

DI ĐỘNG : O982435377– 0896890681

DANH MỤC DỊCH VỤ

TIN MỚI NHẤT

Contact Me on Zalo